Khi Công nghệ 4.0 gặp Tổ chức 2.0 (P1)

29/06/2017

Người tạo 0

Chuyên mục:

Trong Cuộc Chuyển đổi Thế kỉ 21, số hóa là một trong những động lực mãnh mẽ nhất. Công nghiệp 4.0, Dữ liệu Thông minh, sự thống trị của hệ thống công nghệ thông tin, sử dụng ưu thế đám đông và ngay cả tội phạm mạng đã tạo ra những rủi ro lớn về hệ thống, mất kiểm soát do thiếu minh bạch và sự phức hợp, những điều này đã khiến các giám đốc điều hành gặp khó khăn.

Vietnam Report trân trọng giới thiệu bài viết của GS. Fredmund Malik, chuyên gia có ảnh hưởng hàng đầu thế giới về lãnh đạo và quản lí, nhà tư tưởng của lí thuyết chuyển đổi vĩ đại thế kỉ 21. Cùng với GS. Peter Drucker, cả hai được coi là những nhà tư tưởng và thực hành quản trị nổi tiếng nhất trong thời đại ngày nay. Từ năm 2012, công cụ phần mềm Ecopolicy do GS. Malik phát minh đã được thành phố Hải Phòng triển khai học tập, ứng dụng với quy mô lớn.

GS. Nguyễn Thiện Nhân tiếp GS. Malik trong chuyến thăm Việt Nam.

GS. Nguyễn Thiện Nhân tiếp GS. Malik trong chuyến thăm Việt Nam. Ảnh: Hoàng Long.

Những điều thường bị bỏ qua là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông luôn làm giảm khoảng cách, xóa bỏ biên giới và thúc đẩy chu kì cách tân.

Mô hình chuyển đổi trong lãnh đạo và quản lý của Tổ chức 2.0

Vấn đề quản lý của các công ty mà là một phần của hệ sinh thái kĩ thuật số hiện đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Trước những thay đổi đáng kể bên ngoài, sự đổi mới về sản phẩm và quy trình không còn đủ. Rất nhiều công ty phải tự đổi mới mình và mô hình kinh doanh của họ.

Nhưng làm thế nào để đồng thời tổ chức đổi mới tự do trong công ty, hay trong kết hợp với các đối tác mà không làm mất đi kiến thức hay không trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng? Làm thế nào để Dữ liệu Lớn thực sự trở thành Dữ liệu Thông minh? Các vùng tin cậy là gì? Chúng cần thiết ở đâu? Và đâu là giới hạn của các công ty? Ai xác định những điều này? Và chúng được tuân thủ như thế nào?

Các nhà quản lý phải tự mình thử thách bản thân và tổ chức của mình. Tuy nhiên, có một danh mục đáng tin cậy các công cụ quản lý mà họ có thể dựa vào.

Không may là Ngành Kinh doanh Thông minh Thế giới 4.0 thường bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tổ chức đã dừng lại ở mức 2.0. Nhiều nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét vấn đề an ninh không thực sự cấp bách (trong Hội nghị An ninh mạng 2014) và cảm thấy rằng CNTT và truyền thông không phải một phần trong chiến lược của công ty, mà thay vào đó nó được giao cho các phòng ban chuyên môn.

Hầu hết, sự khác biệt giữa sự trưởng thành của công nghệ và kiến thức tổ chức là đáng kinh ngạc. Một mặt, các hệ thống sản phẩm cách tân và sự tương tác phức tạp giữa người với máy móc thường bị coi nhẹ, các quy tắc tổ chức, các hướng dẫn chính thức, các bản đồ quy trình của một cấu trúc và quy trình tổ chức cổ điến đã chi phối các phương thức của chúng ta.

Nó được vận hành với sự hiểu biết về tổ chức, mà nó nhắc đến sự trở lại của xã hội học quân sự cổ điển. Các khái niệm tổ chức dựa trên các khái niệm tĩnh như công việc, vị trí và hệ thống cấp bậc dưới nghĩa của Chuỗi Mệnh lệnh tất nhiên vẫn còn giá trị trong nhiều hoàn cảnh, nhưng không giúp cho việc thiết kế các mối quan hệ mạng nội bộ với bên ngoài.

Các nhà quản lý nhân sự phải đối mặt với thực tế là “Thế hệ Y” nói một ngôn ngữ khác và lan truyền thông tin theo một cách khác khi họ sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện truyền thông xã hội. Điều này đi kèm với một sự thay đổi giá trị trong công ty, đặt ra những thách thức mới cho tổ chức và lãnh đạo.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy có những nhà quản lý chuyên nghiệp xuất sắc, những người thiết kế khái niệm tổ chức cho sự phát triển các nền tảng mở, sự tương tác trong thiết kế hệ thống và quản lý các vấn đề quan trọng như rủi ro an ninh và CNTT. Nhiều nhà lãnh đạo chiến lược trong các ban quản lý cấp cao có một cái nhìn về thế giới tuy rộng mở nhưng vẫn chưa được hiểu đầy đủ, phản ánh qua cách thức quản lý hàng ngày của họ. Để quản lý mối quan hệ giữa các công ty và sự chuyển đổi tương ứng, đòi hỏi ý thức hội nhập từ những nhà quản lý, những người có thể sắp xếp các hệ thống phức tạp, năng động cao và kêt hợp CNTT với những yêu cầu quản lý.

Bất cứ ai có liên quan đến một thế hệ đã tiếp thu các quy tắc của trò chơi tương tác trực tuyến và mô hình vừa chơi vừa học (Edutainment, kết hợp giữa Education – Giáo dục và Entertainement – Giải trí) đều biết rằng sẽ khó có thể kết hợp giữa những nhà lãnh đạo tương lai với hồ sơ và yêu cầu công việc hôm nay.

Từ cơ cấu và quy trình tổ chức đến quản lý một hệ thống phức hợp

Mọi thứ rất đơn giản: Các hệ thống phức hợp được hiểu theo lý thuyết hệ thống như là các hệ thống phân tán, điều chỉnh sự rối loạn từ môi trường, tuy nhiên thích nghi theo cách mà nó có thể tự bảo vệ mình. Cách tân, đổi mới đến từ bên ngoài, đến từ đối tác ở đầu kia của thế giới, đến từ các nhà thầu phụ, nhân viên hoặc từ những đứa trẻ đang độ tuổi đến trường. Với cách thức quản lý độc đoán hay tinh thần chống đối, người ta sẽ không thể tiến bộ được; chắc chắn thành công sẽ không thể đến nếu không có trách nhiệm, thiếu cam kết và làm việc tùy ý.

Trong kỹ thuật, ta có thể thấy những ví dụ điển hình cho thấy sự thích nghi: Ví dụ, trong ngành cơ khí, CNTT đang phát triển cùng với các quá trình công nghiệp truyền thống trong hệ thống vật lý ảo. Sự phát triển kiểm soát từ những năm trước là sự phát triển phần mềm thông dụng và có tính dàn xếp ngày nay. Thích ứng với môi trường liên quan là động lực chính cho sự sống còn của hệ thống. Việc mất đi khả năng thích ứng đi kèm với rủi ro bị khó, và do đó bởi rủi ro rút lui khỏi hệ thống đã đóng từ vòng tròn các hệ thống hữu hiệu. Điều này xảy ra khi không có thông tin nào được hệ thống nhận và xử lý.

Bằng cách đó, sự hình thành các tính năng phù hợp sẽ thất bại và dẫn đến kết quả không thể thích nghi với môi trường.

Điều này cũng áp dụng với hệ thống con người – máy móc, cũng như đối với các tổ chức. Một đặc điểm quan trọng của Công nghệ 4.0 là mặc dù trên danh nghĩa, các quyết định được đưa ra là bởi các nhà lãnh đạo tối cao, những quyết định này được chuẩn bị bởi một loạt các chuyên gia trong, ngoài và bởi các hoạt động chia sẻ hỗn loạn.

Trong một hệ thống, sự đồng phát triển và tiến triển bởi nhà điều hành hệ thống luôn được mong muốn và đem đến lợi ích cạnh tranh. Nhiều máy móc giờ còn tự biết phần nào của bản thân mắc lỗi và yêu cầu sửa chữa tự động; mỗi gói đều biết địa điểm lắp đặt chính các, và ngày nay chúng ta điều khiển dòng năng lượng của thành phố dựa vào Bluetooth – thiết bị kết nối chia sẻ của công dân và có thể phân phối điện theo quy định dựa vào các hợp đồng phân phối được số hóa.

Liệu công ty tôi có biết được yêu cầu cách tân nào đang cần thiết? Liệu tôi có biết đến điều đó không hay là tôi chỉ có thể ứng phó với mỗi khó khăn? Người nào có thể giúp xác định tình huống và phát triển hơn nữa ngành nghề kinh doanh của tôi? Hệ thống của tôi liệu có thể phân biệt đối tác ra khỏi đối thủ không? Và ai đang dùng nền tảng này; liệu có dấu vết nào mà người đó để lại hay không?

Sự cống hiến và tham gia, cái mà được gọi là Quá trình đào tạo Nhập môn (Onboarding) có thể và phải được quy định. Điểm đổi mới quan trọng nhất: Việc coi tổ chức như một sản phẩm chung không phải là điểm thất bại, mà là một đặc tính của những cách tân mở rộng trong thời của Công nghệ 4.0.

(Còn tiếp)

Hà Thủy

Lược dịch theo bài nghiên cứu của GS. Fredmund Malik

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *