TCT CN mỏ Việt Bắc: Phát triển hài hòa với địa phương, môi trường, người lao động

01/06/2017

Người tạo 143

Chuyên mục:

Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc (tiền thân là Công ty than III) được thành lập ngày 1/7/1980

Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành với nhiều bước thăng trầm, khó khăn nhưng bằng nghị lực và ý chí vươn lên của các thế hệ CBNV-LĐ cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan ban ngành từ trung ương đến các địa phương,... từ một đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đến nay trở thành Tổng Công ty có nền tảng cơ bản vững chắc, với 13 công ty thành viên, trực thuộc, sản xuất kinh doanh tăng trưởng, đời sống CBNV-LĐ ổn định, xứng đáng là đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới. Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Hải Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc. Duy Bình thực hiện.

Xin ông chia sẻ một số kết quả nổi bật trong sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong năm 2015?

Trong năm 2015, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng dưới dự chỉ đạo, tạo điều kiện của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam và lãnh đạo các địa phương nơi có các đơn vị của Tổng công ty có các hoạt động kinh doanh và sự đồng tâm, đoàn kết, khắc phục khó khăn của tập thể người lao động trong Tổng công ty nên năm 2015 được coi là một năm thành công của Tổng công ty trong sản xuất kinh doạnh và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội được giao. Một số kết quả nổi bật cụ thể như sau:

Tiêu thụ than: 1.648.940 tấn/7 tấn, đạt 102% kế hoạch.

Tổng KH: 1.480 000 tấn, đạt 111,34% kế hoạch.

Tiêu thụ xi măng: 2.065.97; doanh thu: 4.410,529 tỷ, đạt 104% kế hoạch.

Lợi nhuận: 115.534 triệu đồng, đạt 61,45% kế hoạch.

Thu nhập bình quân: 6.927 000 đồng/người/tháng, đạt 107% kế hoạch.

Tổng công ty đảm bảo 100% người lao động có việc làm và thu nhập ổn định, thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động, đồng thời tích cực tham gia các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, vận động ủng hộ các quỹ từ thiện do địa phương phát động, góp phần quan trọng vào sự phát triển của các địa phương nơi các đơn vị đóng quân nói riêng và góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung.

Doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bền vững. Việc giảm thiểu nguồn chất thải từ mỗi DN góp phần rất lớn trong việc chặn đứng nguồn thải gây ô nhiễm môi trường. Xin ông chia sẻ một số giải pháp bảo vệ môi trường tại Tổng công ty cũng như quán triệt đến công ty thành viên?

Là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và khai thác khoáng sản, Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc nhận thức rằng, muốn tồn tại và phát triển thì song song với đầu tư, mở rộng sản xuất phải chú ý đến môi trường và đời sống người dân địa phương và lấy đó là phương châm hành động và tồn tại. Trong quá trình phát triển và trưởng thành, các đơn vị của Tổng công ty tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng như ở các địa phương khác đã đặc biệt chú ý đến phương châm sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường, hướng tới một nền sản xuất xanh, sạch. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Tổng công ty luôn phấn đấu sản xuất gắn liền với giảm thiểu tác động đến môi trường và cuộc sống của người dân và bằng mọi cách tạo điều kiện cho người dân, không quay lưng với cuộc sống người dân trong vùng bị ảnh hưởng, tích cực xử lý bụi phát sinh trong quá trình sản xuất, xử lý nước thải theo đúng quy chuẩn và thu hồi xử lý các chất thải rắn nguy hại trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, trồng cây xanh trên các bãi thải, hoàn thổ phục hồi đất đai trả lại diện tích đất nông nghiệp cho địa phương tại những khu vực kết thúc khai thác than và xi măng.

Tại các đơn vị thành viên của Tổng Công ty đã có những biện pháp cụ thể trong công tác quản lý bảo vệ môi trường như: Công ty cổ phần xi măng Quán Triều là nhà máy đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sử dụng công nghệ sản xuất xi măng từ nguyên liệu đá đen (một sản phẩm thải ra của công nghệ khai thác lộ thiên. Nhà máy xi măng Quán Triều đi vào hoạt động đã tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ là sản phẩm đá thải mỏ, giảm lượng đất đá đổ thải, giải quyết được áp lực tìm kiếm bãi chứa đá thải, từ đó giảm được áp lực cải tạo phục hồi môi trường. Tại Công ty than Núi Hồng cũng đã làm tốt công tác bảo vệ môi trường, đơn cử như việc hoàn trả lại đất canh tác cho địa phương; tham gia hưởng ứng ngày lễ trồng cây, ngày môi trường Thế giới, xử lý bụi cho tuyến băng tải cấp than cho nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn qua khu vực dân cư.... Đối với Công ty than Khánh Hoà cũng đã có những biện pháp tích cực bảo vệ môi trường như: Nạo vét mương thoát nước, đắp đê chân bãi thải, lắp đặt hệ thống phun mưa giảm bụi cho khu vực sàng tuyển, tích cực tăng cường trồng cây xanh bãi thải và lề đường vận chuyển để giảm bụi, tưới nước đường vận chuyển than tiêu thụ, đồng thời thực hiện quan trắc định kỳ theo quy định... Việc nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến than cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ giúp cho Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc gia tăng sản lượng mà còn giảm thiểu được nguy cơ ô nhiễm, góp phần giúp cho Tổng công ty phát triển bền vững và tạo được cảnh quan tươi xanh.

Một vài nhận định của ông về môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay? Ông có đề xuất gì với các cấp chính quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp?

Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV – CTCP là doanh nghiệp có truyền thống hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, căn cứ địa cách mạng của cả nước với 6 công ty con và đơn vị trực thuộc gồm: Công ty than Núi Hồng, Công ty than Khánh Hòa, Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều, Công ty cổ phần Xi măng La Hiên, Công ty cổ phần cơ khí mỏ Việt Bắc, Công ty cổ phần Khách sạn Thái Nguyên. Trong quá trình phát triển và trưởng thành, các đơn vị của Tổng Công ty đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng như cả nước. Môi trường đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên nhìn chung thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh Thái Nguyên mà đặc biệt đối với các đơn vị khai thác than của Tổng công ty tại Thái Nguyên. Chúng tôi có một số đề xuất như sau:

Khó khăn lớn nhất đối với các đơn vị khai thác than, đặc biệt là tại Công ty than Khánh Hòa là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để mở rộng sản xuất. Nguyên nhân chính là do người dân trong vùng dự án không đồng thuận với chính sách của Nhà nước về thu hồi đất, đòi hỏi giá cao hơn nhiều so với quy định, xây dựng các công trình trên đất để yêu cầu bồi thường và gây nhiều khó khăn khác mặc dù đơn vị đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng, dẫn tới đơn vị không thể thực hiện được kế hoạch sản xuất, các thiết bị khai thác than hiện đại khai thác than đầu tư hàng trăm tỷ đồng hoạt động cầm chừng, không đạt năng suất, sức ép về lao động, trả nợ ngân hàng đè nặng lên doanh nghiệp và nguy cơ phải dừng sản xuất tại Công ty than Khánh Hòa đã cận kề.

Vì vậy Tổng công ty đề nghị chính quyền địa phương các cấp tỉnh Thái Nguyên quan tâm, chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Công ty than Khánh Hòa và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những biểu hiện cố tỉnh không chấp hành tạo điều kiện cho đơn vị mở rộng sản xuất và phát triển.

Đề nghị tỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có trình độ không cao, người lao động sẽ được Tổng công ty sẽ đào tạo về nghề nghiệp cũng như hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, từ đó sẽ thu hút nhiều lao động là con em nhân dân địa phương những vùng bị ảnh hưởng của khai thác khoáng sản như trong diện đền bù giải phóng mặt bằng đến làm việc.

Về đào tạo nghề và bố trí việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp để khai thác than: Hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp học nghề, tăng dần tỷ lệ đầu tư cho đòa tạo nghề dài hạn, đa dạng hóa nguồn và phương thức trả học phí, dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc, có chính sách ưu tiên xuất khẩu lao động kỹ thuật đối với lao động trẻ, đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ tiếp cận hệ thông tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương…

Về giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu dựa vào bồi thường đất dịch vụ, mở ki ốt bán hàng, tổ chức cung cấp các dịch vụ khác thay vì bồi thường bằng tiền.

Vietnam Business Forum

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *