Tại sao nợ mạo hiểm đang dần phổ biến ở Đông Nam Á?

17/05/2016

Người tạo 0

Chuyên mục:

Làm thế nào để huy động vốn cho dự án khởi nghiệp mà không tốn quá nhiều vốn sở hữu của riêng tôi? Đó là cơn ác mộng của tất cả những người sáng lập của các dự án khởi nghiệp.

Ngày nay hầu hết các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á đều tăng vốn theo một cách cũ: bán cổ phần trong các dự án khởi nghiệp của họ cho các nhà đầu tư giai đoạn đầu. Vậy họ sẽ mất gì? Những người sáng lập phải từ bỏ cổ phần trong công ty của họ, thường ở một mức giá thấp.

Vậy, nếu bạn muốn tăng vốn nhưng không muốn từ bỏ cỏ phần thì phải làm thế nào? Nợ mạo hiểm có thể là câu trả lời cho bạn.

Nợ mạo hiểm là gì?

Đơn giản chỉ cần coi nợ mạo hiểm là một khoản vay. Nó thường được cung cấp bởi cho các ngân hàng bởi các quỹ cho vay đặc biệt. Đó là khoản vay đi kèm với lãi suất.

Có một số lý do hấp dẫn cho các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á sử dụng nợ mạo hiểm: bạn không phải bỏ vốn, bạn không cần phải tìm cách định giá cho công ty của bạn- điều thường là một nhiệm vụ nặng nề cho các công ty khởi nghiệp với thu nhập ít, các nhà đầu tư bên ngoài không kiểm soát hội đồng quản trị và lãi suất ngân hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì điều này có thể là khá hấp dẫn.

Nghe thật tuyệt vời phải không? Bây giờ là cách thực hiện.

Thông thường, nợ mạo hiểm luôn sẵn sàng cho những công ty đã đảm bảo ít nhất một vòng của đầu tư mạo hiểm. Ngay cả Facebook sử dụng nợ mạo hiểm liên chỉ sau khi huy động vốn đầu tư ban đầu từ ý thích của các nhà đầu tư mạo hiểm như Peter Theil.

Tất nhiên có những ngoại lệ. Nếu bạn có tài sản vật chất đáng kể, như máy móc đắt tiền mà có thể được bán lại, bạn có thể đủ điều kiện cho các khoản nợ mạo hiểm. Ngoài ra, chính phủ của quốc gia nơi bạn thực hiện các dự án khởi nghiệp sẽ bảo lãnh khoản nợ của bạn. Ví dụ, tại Singapore,  có một khoản vay nợ mạo hiểm được cung cấp bởi ngân hàng thương mại OCBC (và các ngân hàng Singapore khác) mà được hưởng sự ủng hộ của SPRING Singapore, một cơ quan chính phủ được thành lập để thúc đẩy khởi nghiệp ở quốc gia này.

Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, các ngân hàng và các tổ chức cho vay dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trong chuyên ngành đầu tư mạo hiểm để đánh giá khoản nợ của dự án khởi nghiệp của bạn. Nói cách khác, các ngân hàng đang hy vọng rằng số tiền sẽ giữ cho dự án của bạn hoạt động cho đến khi khoản vay nợ mạo hiểm đáo hạn.

Hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm đang thực sự hạnh phú khi làm việc với các ngân hàng để có được khởi nợ mạo hiểm của họ. "Tôi muốn giới thiệu hình thức vay nợ này đến tất cả những nhà khởi nghiệp mà đang cần thêm vốn để mở rộng quy mô," Igor Pesin, Giám đốc đầu tư của Life.SREDA, quỹ đầu tư của Singapore, đã nói như vậy.

Pesin nói. "Vốn mạo hiểm là không chỉ đơn thuần là tiền, nhưng nó cũng có giá trị rất lớn mà các dự án khởi nghiệp giành được từ các nhà đầu tư. Chúng tôi dành nhiều thời gian mang lại những giá trị lớn cho các start-up: tư vấn và giáo dục, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, kết nối mạng, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược… 

Đối với các ngân hàng, họ có một động lực mạnh về tài chính để cung cấp khoản nợ mạo hiểm như một phần trong các danh mục cho vay của họ. "Bằng cách mua lại cổ phần của các công ty khởi nghiệp với từ cách là khách hàng vào thời điểm đầu của cuộc hành trình phát triển kinh doanh của họ," Pesin nói, "các ngân hàng có thể xây dựng mối quan hệ với các công ty mà có thể trở nên thành công trong tương lai".

Có điều chắc chắn là nợ mạo hiểm không hoàn toàn đảm bảo bất cứ điều gì. Sau tất cả, các công ty vẫn phải trả số tiền vay cộng với lãi suất của nó. Nhưng nếu bạn khởi nghiệp ở một thời điểm thuận lợi, nợ mạo hiểm có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn.

Hoàng Huy

Lược dịch theo Inc Asean

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *