Viettel Construction - đón đầu làn sóng điện mặt trời tại Việt Nam

13/08/2020

Người tạo 2780

Chuyên mục:

Là điểm đến đầu tư năng lượng mặt trời “nóng nhất” khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, hướng đến mục tiêu đưa NLMT trở thành công nghiệp mũi nhọn. Điều này đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, nhà sản xuất và nhà thầu quốc tế trong ngành năng lượng mặt trời tham gia mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam.

Tiềm năng phát triển ngành điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Theo đánh giá từ CTCK Dầu khí (PSI), việc phát triển năng lượng tái tạo đang là xu hướng tất yếu trong tương lai của toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, dự kiến nhu cầu điện tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, đặc biệt sau khi Việt Nam đã chính thức đạt được các thỏa thuận CPTPP, EVFTA cũng như đang được đánh giá là quốc gia hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung vẫn đang leo thang.

Rõ ràng, việc lắp đặt hệ thống Điện NLMT đã tạo ra nguồn năng lượng xanh và sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chủ động về nguồn điện phục vụ cho các tòa nhà khi áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong mua sắm thiết bị, vận hành hệ thống. Theo tính toán của các nhà đầu tư Điện NLMT, nếu đầu tư từ 30-45 triệu đồng lắp hệ thống Điện NLMT với công suất 4-5 kWp, hệ thống ĐMT này sẽ tạo ra lượng điện khoảng 25 kWh, đủ điện cho các thiết bị dùng điện như tivi, quạt, tủ lạnh, thắp sáng trong gia đình và chỉ trong thời gian 6-7 năm là hoàn vốn đầu tư.

Tại Hậu Giang, Tổng Công ty May Nhà Bè cũng vừa quyết định cho phủ pin mặt trời lên nóc nhà xưởng của mình với gói NLMT 1 MPW. Các khu nhà xưởng đầu tiên sẽ được khởi công và hoàn thiện từ nay đến cuối tháng 8/2020. Tại Long An, Công ty Dệt Đông Quang cũng đã ký hợp đồng phủ một phần mái nhà xưởng với Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction). Tổng công suất tiềm năng điện mặt trời áp mái của Dệt Đông Quang là 12 MWp. Tùy đặc thù từng công trình cụ thể, điện sẽ được dùng tại chỗ, ví dụ như xưởng dệt, hay bán lại cho điện lưới như trên mái nhà kho.

Lễ xuất quân triển khai thi công hệ thống điện mặt trời công suất 1 MWp cho Công ty CP May Nhà Bè, Hậu Giang

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến ngày 8/7, đã có 37.300 hệ thống điện mặt trời trên mái nhà được lắp đặt, với tổng công suất đạt khoảng 782 MWp. Chỉ riêng 21 tỉnh thành phía Nam (chiếm 50,73% công suất lắp đặt toàn hệ thống) đã có 17.148 khách hàng đặt điện mặt trời trên mái nhà, với khoảng 3.000 khách hàng là công ty lắp đặt cho nhà xưởng, văn phòng.

Viettel Construction - Nhà đầu tư tin cậy với mong muốn Phủ xanh mái nhà Việt

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng trao đổi với bà Đào Thu Hiền – Phó TGĐ Viettel Construction tại Hội thảo Phát triển bền vững nguồn Năng lượng tái tạo nối lưới và Điện mặt trời mái nhà ngày 09/07/2020

 Điện mặt trời trên các nhà xưởng sản xuất được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Theo đó, tới cuối năm 2020, Viettel Construction dự kiến vận hành thương mại các dự án năng lượng mặt trời áp mái với công suất từ 1 - 12 MWp và đưa 100 MWp vào danh mục tiềm năng. Công suất ước tính của các dự án điện mặt trời áp mái của công ty dự kiến đạt ít nhất 150 MWp vào cuối năm 2022.

Với thế mạnh là nhà thầu uy tín tại Việt Nam, Viettel Construction đã có những quyết sách chuyển mình theo xu hướng và nhu cầu của thị trường chung. Tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2020 diễn ra vào ngày 06/6/2020, Viettel Construction đặt mục tiêu chinh phục lĩnh vực năng lượng mặt trời áp mái trên toàn quốc. Cho đến thời điểm này, Viettel Construction đã thi công hoàn thành 20 MWp điện mặt trời trên toàn quốc, đồng thời công ty tiếp tục nghiên cứu đầu tư thuê mái nhà xưởng nhàn rỗi lắp đặt pin mặt trời sẽ giúp giảm nhiệt độ bên dưới, kho xưởng mát hơn, giúp tiết kiệm điện và đặc biệt là góp phần vào giảm phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường xanh sạch hơn. Ngoài ra, sau khi hết thời hạn cho thuê (khoảng 20 năm), hệ thống điện mặt trời sẽ được bàn giao cho doanh nghiệp với mức giá tượng trưng 1USD, tiếp tục hưởng lợi đến 30 năm.

Đầu tháng 4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, hiệu lực từ 22/5. Ông Nguyễn Sinh Dũng – GĐ TT Giải pháp tích hợp, Viettel Construction đánh giá đây là một "cú hích" tạo đà phát triển cho lĩnh vực này "các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần tận dụng tối đa cơ hội này để đầu tư, phát triển. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải định hướng kinh doanh theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và bền vững.”

Với hiệu quả thiết thực, thời gian tới Viettel Construction sẽ tăng cường tuyên truyền để khách hàng tiếp tục lắp đặt Điện NLMT. Trên thực tế, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn về Điện NLMT. Trong đó, việc ứng dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời lắp mái để sản xuất điện sẽ góp phần giúp các gia đình, doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí tiền điện và giảm áp lực cung ứng điện cho ngành điện, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.

Ảnh: Viettel Construction

Tổng công ty CP Công trình Viettel

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *